Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Kiểm soát Nguồn lực Hoạt động Sản xuất như thế nào trong tình hình hiện nay?

Kiểm soát Nguồn lực Hoạt động Sản xuất Như thế nào trong Tình hình Hiện nay?  

Hiện nay việc kiểm soát hoạt động sản xuất còn sơ sài, chưa đi vào chi tiết và phân loại rõ ràng, đầy đủ để phục vụ cho việc phân tích, phòng ngừa rủi ro trong quá trình, cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Cụ thể việc cấp phát vật tư chưa ghi chính xác nguồn gốc và số lượng sử dụng, trong công đoạn các bán thành phẩm tự do di chuyển, không ghi chép số liệu để phân tích từng khâu và sản phẩm lỗi phát sinh. Tuy nhiên hiện nay đòi hỏi thực tiễn phải có sự thay đổi mạnh mẽ và hành động quyết liệt để tăng cường tiết kiệm và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc trong cạnh tranh để tồn tại trong tình hình khó khăn và nguồn vốn hạn chế hiện nay của doanh nghiệp.

Thiết lập Hệ thống kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu và theo sát từng công đoạn của lô sản phẩm.

Ngay khâu cấp vật tư cho từng công đoạn và chuyển công đoạn cần ghi chép đầy đủ rõ ràng các thông tin nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động phân tích và kiểm soát sản xuất. Việc ghi chép nhằm mục đích truy tìm nguồn gốc và nguyên nhân của sự không phù hợp phát sinh, từ đó thực hiện hành động cải tiến, do đó nhất thiết phải được lưu trữ đầy đủ và xem xét định kỳ hoặc ngay lập tức khi có sự bất thường. Ví dụ ta có thể thiết kế một Phiếu Yêu cầu Sản xuất qua các công đoạn liên tục trên một mặt giấy, từ đó theo dõi được tình hình tiêu hao nguyên liệu, số lượng sản phẩm làm ra, số hàng hư, hàng lỗi phát sinh, thời gian và thiết bị sử dụng để sản xuất lô hàng.

Tư tưởng đột phá và hành động cụ thể, thiết thực để giảm chi phí

Sau khi có hệ thống thông tin dữ liệu ban đầu, lúc này rất cần hành động quyết liệt và thực tế của lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao. Mọi hành động nửa vời, chờ đợi hay cầu may đều không có kết quả. Chẳng hạn như việc hô hào chung chung, hoặc áp đặt chỉ tiêu cho có mà không có số liệu đo đạc thực tế hay kế hoạch hành động cụ thể, phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Để có sự thay đổi, cần có suy nghĩ và tư duy dám giải quyết vấn đề một cách tích cực và sáng tạo.

Hành động có trách nhiệm với môi trường, tích cực thực hiện việc Tái sinh; Tái sử dụng hay Tái chế

Nguyên liệu thải bỏ trong quá trình sản xuất luôn có thể tái sinh hay tận dụng cho mục đích khác, việc này cần có sự suy nghĩ, động não, ví dụ như Công ty Toyota Việt Nam đã tái sử dụng giấy nhám chà khung xe bằng cách cắt bỏ phần bị mòn và tiếp tục sử dụng phần còn lại, như vậy là ta đã tái sử dụng được một tấm giấy nhám tưởng chừng như bỏ đi một lần nữa. Hay là tìm cách tái chế lại những phế phẩm tưởng như đã phải bỏ đi hoàn toàn.  

Tóm lại việc thực hiện MFCA – Hạch toán dòng chảy nguyên vật liệu và cải tiến liên tục hoạt động sản xuất là việc trong tầm tay bằng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và áp dụng Tiêu chuẩn MFCA sẽ mang lại những lợi ích thiết thực và hiệu quả lớn lao cho những doanh nghiệp mong muốn tăng khả năng cạnh tranh, tồn tại, phát triển và duy trì lợi nhuận trong bối cảnh hiện nay.   

Nguyễn Quốc Minh,
Chuyên gia Năng suất chất lượng,
Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Tế Minh Quân

* Sau khi được đào tạo về MFCA tại Malaysia vào tháng 9/2011, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và thực hành MFCA ở một số doanh nghiệp với kết quả ban đầu. Mọi phản hồi và trao đổi về nội dung nêu trên, xin liên hệ email: ceo@imq.vn


Chương trình đào tạo thực hành MFCA tại các doanh nghiệp Việt Nam, khai giảng ngày 17/6/2013, ưu đãi giảm 5% cho đăng ký trước ngày 11/06/2013.

http://tuvanquanly.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=191:chuong-trinh-dao-tao---cat-giam-chi-phi-tong-the-voi-mfca,-phan-tich-chi-phi-theo-dong-chay-nguyen-vat-lieu&catid=104&Itemid=536


Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Lợi ích của Lưu Đồ Dòng Chảy Giá Trị trong Tư Vấn Lean


Blog Đột Phá Năng Suất Chất Lượng nhận được Bài viết về Dòng Chảy Giá trị của Chuyên gia Tôn Thất Lành với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành công một số lượng lớn các Công ty triển khai thực hiện Sản xuất Tinh gọn Lean Manufacturing. Để giúp cho nội dung Blog thêm phong phú và hỗ trợ việc thực hiện Lean ở Việt Nam, nhất là đối với các Công ty niêm yết, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả xa gần, những người yêu thích công tác cải tiến năng suất chất lượng và giúp doanh nghiệp trở nên tinh gọn hơn, đóng góp lợi nhuận và giá trị gia tăng cho xã hội. Xin chân thành cảm ơn Chuyên gia Tôn Thất Lành đã dành thời gian và công sức đóng góp bài viết cho Blog Đột Phá Năng Suất Chất Lượng.      

Nguyễn Quốc Minh,
Chuyên gia Năng suất chất lượng,
Giám đốc Công ty CP Quốc Tế Minh Quân (IMQ Corporation)

Lợi ích của Lưu Đồ Dòng Chảy Giá Trị trong Tư Vấn Lean

Cải tiến nhanh và tốt hơn, Nhà Quản lý  có thời gian rảnh hơn và xây dựng nhận thức Lean cho mọi người. Lưu Đồ Dòng Chảy Giá Trị luôn cần thiết với Công ty triển khai Lean vì:

Cải tiến công việc tốt hơn

Liên tục cải tiến là mục tiêu của Lean. Lưu Đồ Dòng Chảy Giá Trị giúp cho việc cải tiến liên tục vì quy trình cải tiến cho thấy rõ trách nhiệm của nó. Đo đạc Dòng Chảy Giá Trị dẫn dắt những dự án cải tiến mới trong cuộc họp hàng tuần. Giải quyết vấn đề tại nơi sản xuất hỗ trợ dòng chảy liên tục hơn là hệ thống phòng ban hay cá nhân độc lập.

Khi chúng ta nối kết các vấn đề lại với nhau trong nhóm Dòng Chảy Giá Trị, chúng ta có sự tập trung tiếp cận cải tiến liên tục. Các thành viên thấy được lãng phí trên toàn Dòng Chảy Giá Trị. Họ đo luờng các thông số trong quy trình và xác định cải tiến thế nào là tốt. Họ làm việc cùng nhau với chức năng chéo để giải quyết vấn đề và cải tiến quy trình.

Quản lý có thời gian rảnh hơn

Khi nhóm được giao quyền trong dòng chảy giá trị của bạn, nhân viên được quyền quyết định trong khi thực hiện công việc. Họ có đủ thông tin, phương pháp tiêu chuẩn, có thể đưa ra quyết định phục vụ khách hàng và giải quyết vấn đề. Quyết định đưa ra nhanh hơn, tốt hơn, dễ hơn mà chưa cần quản lý tham gia.

Quy trình dòng chảy giá trị - đối nghịch với hệ thống cổ truyền - chất lượng tốt hơn, tồn kho ít hơn và có nhiều thời gian hoàn thành công việc hơn. Nó giảm gánh nặng cho người quản lý vì quy trình đã được quản lý tốt.

Tất cả việc này dẫn đến công việc tốt hơn, quyết định tốt hơn, phản hồi nhanh hơn đối với vấn đề xảy ra và giúp cho người quản lý tập trung vào những vấn đề chiến lược dài hạn hơn là vụ việc lặt vặt.

Dòng chảy giá trị tạo ra con người Lean Production

Khi bạn có nhóm làm việc trong Dòng Chảy Giá Trị thay vì phòng ban, họ sẽ sớm thay đổi thành tư duy Lean. Họ được huấn luyện vê Dòng Chảy Giá Trị, nhưng hơn cả là học qua công việc làm hàng ngày tại Dòng Chảy Giá Trị. Họ có thể thấy toàn bộ dòng chảy. Họ có thể chuyển kết nối hướng về khách hàng. Họ tham gia vào nhóm chức năng chéo và tự cải tiến.

Tổ chức theo dòng chảy giúp cho việc kiểm soát kinh doanh tốt hơn

Một tổ chức dòng chảy sẽ có Giám đốc dòng chảy với đầy đủ trách  nhiệm về thương mại, giao hàng và lợi nhuận đối với sản phẩm hay dịch vụ của dòng chảy. Nó tạo ra trách nhiệm rõ ràng trong tổ chức. Doanh nghiệp tổ chức theo phòng ban không có trách nhiệm rõ ràng hoặc chồng chéo.

Trách nhiệm dòng chảy là gì?

Là có báo cáo rõ ràng và thẳng thắn về tài chánh của dòng chảy. Báo cáo này được làm hàng tuần – thay vì tháng-để kiểm soát tài chánh tốt hơn. Báo cáo này được lập ra sao cho mọi người trong dòng chảy đều hiểu rõ. Nó dẫn đến việc kiểm soát tài chánh tốt hơn và giảm chi phí.

Đo đạc mức độ hoàn thành Lean

Số liệu đo lường mức độ hoàn thành dòng chảy được kiểm soát tốt hơn hệ thống cổ truyền. Hàng tuần, hệ thống báo cáo đo lường trực quan mức độ hoàn thành từ đầu đến cuối dòng chảy. Nó giúp cho nhóm kiểm soát mức độ hoàn thành và cải tiến liên tục. Đo đạc ô theo ngày, giờ được thiết kế để kiểm soát từng công đọan.  

Sự đo đạc này cùng với Tiêu Chuẩn Hóa công việc và Andon giúp kiểm soát tập trung và tức thì Dòng Chảy Giá trị. Đo lường tương tự cũng sử dụng trong quy trình bán hàng, đặt hàng, mại vụ và hành chánh khác.

Hiểu về năng lực sản xuất 

Khi tổ chức theo Dòng Chảy Giá Trị, Nhóm sẽ hiểu ngay công suất sử dụng. Họ có thể tính dễ dàng mất thời gian bao lâu (con người & máy móc) tiêu tốn cho công việc sản xuất, phi sản xuất, và công suất cần đáp ứng là bao nhiêu trong Dòng Chảy Giá Trị. Họ cũng thấy nơi dòng chảy bị tắc nghẽn và kiểm soát nó.

Khi chúng ta hiểu rõ mức độ hoàn thành về tài chánh của Dòng Chảy Giá Trị, mức độ hoạt động, và năng suất sử dụng, chúng ta sẽ đề ra quyết định đúng và thấy được tác động của nó. Chúng ta cũng ước tính được và  theo dõi lợi nhuận từ các dự án Lean khác nhau.
Tổ chức sản xuất theo Lean, thiết kế Lean, tiếp thị thương mại Lean, bệnh viện Lean, ngân hàng Lean …theo Dòng Chảy Giá Trị sẽ đưa đến quyết định và kiểm soát tốt hơn.

Tôn Thất Lành
Giám đốc Tư vấn,
Chuyên gia Lean, Công ty CP Quốc Tế Minh Quân (IMQ Corporation)

Chương trình đào tạo Lean khai giảng ngày 23/06/2013, ưu đãi giảm 5% cho đăng ký trước ngày 15/06/2013

http://tuvanquanly.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=198:chuong-trinh-dao-tao---giam-chi-phi-nguyen-vat-lieu-va-quan-ly-tinh-gon-hon-lean-production--mfca&catid=104&Itemid=536


Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Các yêu cầu đối với Lãnh đạo của Hệ thống Sản xuất tinh gọn Lean (Toyota Production System)


Các yêu cầu đối với Lãnh đạo của Hệ thống Sản xuất tinh gọn Lean (Toyota Production System)

Để xây dựng Hệ thống Sản xuất tinh gọn ta không thể bỏ qua yếu tố Người Lãnh đạo. Chính những Lãnh đạo có đầy đủ năng lực và nhiệt huyết mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển và sáng tạo cải tiến không ngừng. Hiệu quả của công tác lãnh đạo, theo Toyota được đánh giá qua 4 nội dung chủ yếu:

1.     An toàn, bao gồm khoa học về công lao động, hợp lý hóa thao tác (ergonomics), giảm thiểu sự cố và tai nạn mức độ nhẹ, cải tiến sơ đồ, bố trí mặt bằng sản xuất

2.     Chất lượng, bao gồm huấn luyện, cải tiến qui trình sản xuất và giải quyết vấn đề

3.     Năng suất, theo sát việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng và quản lý các nguồn lực

4.     Chi phí, có nghĩa là đảm bảo ba yêu cầu trên  cùng với việc kiểm soát và giảm tổng chi phí   

Các yêu cầu đối với Lãnh đạo của Hệ thống Sản xuất tinh gọn, bao gồm từ vị trí Nhóm (tổ) trưởng, Giám sát trở lên có thể không dễ để tìm kiếm, bồi dưỡng, phát triển và bổ nhiệm, nhưng là cực kì cần thiết để giảm tổng chi phí và 7 lãng phí lớn trong sản xuất cũng như cho công tác cải tiến liên tục. Sau đây là 6 yêu cầu bắt buộc để đạt được sự huy động tổng thể nguồn lực con người trong hệ thống, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong công việc.

1.     Mong muốn, Sẵn sàng và Quyết tâm Lãnh đạo Tổ chức, những nhà lãnh đạo hiện nay khác rất nhiều với những “đốc công” trong quá khứ. Có sự khác biệt rất lớn về mong muốn có  một công việc hay vị trí công tác hay thực sự hết lòng Lãnh đạo Tổ chức. Họ phải biết cách động viên và thúc đẩy mọi người đạt những thành tích vượt trội và nổi bật.

2.     Kiến thức về công việc, Lãnh đạo phải nắm vững công việc tại hiện trường, bao gồm hiểu biết sâu sắc về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ và các bước tiến hành sản xuất, trình tự, yêu cầu thao tác. Thiếu sót các kiến thức này, người lãnh đạo không thể đảm bảo việc sản xuất đáp ứng chính xác theo yêu cầu tiêu chuẩn đã đặt ra. Đối với hệ thống sản xuất theo kiểu cũ thì những kiến thức này có thể dễ dàng bị bỏ qua với quan niệm sai lầm rằng có thể bù đáp bằng kỹ năng quản lý thay cho kiến thức sâu sắc về chuyên môn công việc. Tuy nhiên nếu thiếu khả năng này thì khó có thể thực hiện hay hỗ trợ việc cải tiến liên tục tại hiện trường.

3.     Hiểu biết về Trách nhiệm Công việc, đảm bảo thi hành chính sách, mục tiêu, qui trình, thủ tục, qui định an toàn và sức khỏe, quan hệ công việc và quan hệ giữa các bộ phận trong nhà máy, truyền đạt đến các cá nhân trong tổ chức.

4.     Khả năng Cải tiến liên tục, Nhà lãnh đạo phải biết phân tích công việc tại hiện trường, tìm kiếm khả năng kết hợp, bố trí lại, làm đơn giản các động tác để sử dụng tốt hơn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và công lao động. Nhiệm vụ chủ yếu của Lãnh đạo là suy nghĩ và hành động để thúc đẩy việc cải tiến liên tục. Điều quan trọng hơn là có nhiều cải tiến nhỏ liên tục hàng ngày hơn là có vài cải tiến lớn.

5.     Khả năng Lãnh đạo, biết cách kết hợp các thành viên trong Tổ (nhóm) để đạt mục tiêu công ty. Biết cách triển khai và hỗ trợ quá trình thực hiện của tổ chức. Việc này bao gồm khả năng lập kế hoạch, huấn luyện đội ngũ và theo dõi kết quả công việc.

6.     Khả năng huấn luyện, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Lãnh đạo là biết cách đào tạo và giáo dục người khác. Cho dù người Lãnh đạo có khả năng và kiến thức như thế nào chăng nữa, nếu không biết cách đào tạo thì không thể chuyển giao cho người khác. Nếu kỹ năng và kiến thức không chuyển giao cho người khác thì tổ chức không thể phát triển và trở nên giàu có, thịnh vượng. 

Với những Yêu cầu về Người Lãnh đạo và yêu cầu về Kết quả Công tác Lãnh đạo nêu trên của Hệ thống Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing (Toyota Production System-TPS), hy vọng các Tập đoàn, Công ty và Nhà máy ở Việt Nam hãy bắt tay ngay vào việc xây dựng đội ngũ tinh nhuệ cho chính mình trước khi quá muộn và bắt kịp với yêu cầu của thời đại.

Trao đổi thêm: Mọi phản hồi và trao đổi về nội dung nêu trên, xin liên hệ email: imq.minh@gmail.com

* Theo "The Toyota Way Field Book" của Jeffrey K. Liker và David Meier, xuất bản năm 2006