Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Công việc của Giám sát viên - Quản lý Dây chuyền Sản xuất xuyên suốt - Nắm vai trò và nhiệm vụ quan trọng bậc nhất để quản lý, cải tiến hiện trường, giảm lãng phí, tiết kiệm nguồn lực và tăng lợi nhuận.


Kỳ cuối 

Kỳ cuối trong loạt bài 3 kỳ về Phân công và tổ chức công việc tại Nhà máy sản xuất như thế nào để giảm lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất 

Cấp bậc: Giám sát

Công việc của Giám sát viên - Quản lý Dây chuyền Sản xuất xuyên suốt - Nắm vai trò và nhiệm vụ quan trọng bậc nhất để quản lý, cải tiến hiện trường, giảm lãng phí, tiết kiệm nguồn lực và tăng lợi nhuận.

Lưu ý là theo tổ chức của 1 Nhà máy Lean (Tinh gọn) thì cứ từ 5 – 7 Tổ (Nhóm) sẽ có 1 Giám sát viên (Supervisor) quản lý trực tiếp các hoạt động tại hiện trường làm giảm 7 lãng phí lớn trong sản xuất.

Trách nhiệm của Giám sát trong chuyền/ khu vực sản xuất:

- Đến trước ca làm việc 30 phút.
- Xem lịch làm việc trong ngày
- Tiếp nhận các cuộc gọi xin nghỉ từ công nhân và tổ trưởng
* Đến trước ca làm việc từ 15 phút đến 30 phút.
+ Thực hiện các điều chỉnh nhân sự nếu cần
+ Tham dự các cuộc họp và thông báo của trợ lý giam đốc
+  Xem xét sổ giao ca của giám sát
+  Giải quyết các vấn đề trước ca
+  Liên hệ với bảo trì nếu cần thiết
+  Giải quyết các vấn đề gặp phải khi sản xuất thử
+  Báo cáo các vấn đề tiềm ẩn làm ngưng trệ sản xuất cho trợ lý giám đốc Nhà máy sản xuất
+  Triển khai kế hoạch sản xuất dự phòng nếu cần thiết
+  Kiểm tra quá trình thực hiện sản xuất thử chạy thử loạt sản phẩm đầu tiên
Xác nhận và giải quyết các vấn đề của tổ
Có mặt tại khu vực làm việc trước 5 phút
Xác nhận quá trình chuẩn bị, tham dự, giải quyết vấn đề

 *  Vào ca:
+ Xác nhận tất cả tổ trưởng có mặt tại nơi làm việc
Làm thay nhiệm vụ của tổ trưởng nếu tổ trưởng vắng mặt
Đảm bảo tất cả công nhân đến đúng giờ và đúng vị trí
Ghi lại các nhiệm vụ kế hoạch chưa được thực hiện
Phản hồi Andon khi nhận tín hiệu báo từ công nhân
Xử lý và giải quyết mọi sự cố máy ngừng phát sinh
Báo cáo các vấn đề chính đến trợ lý giám đốc
Đánh giá các kết quả sản xuất từng giờ
Xem xét các thùng hàng tái chế, phế phẩm
Trả lời các vấn đề từ khiếu nại của khách hàng nội bộ quy trình
Đi bộ trong khu vực mình quản lý để đánh giá trạng thái sau:
Công nhân có tuân thủ các điều kiện về an toàn không
Chất lượng sản phẩm
Đảm bảo nguyên liệu và dòng chảy giá trị, xác nhận tiêu chuẩn hóa công việc.
Đặc biệt chú ý đến sản xuất thiếu hoặc thừa ( các chỉ số vấn đề)
Kiểm kê mức nguyên liệu
Điều kiện 5S
Chất thải nguy hại lưu trữ và xử lý
  
* Từ lúc vào ca đến khi nghỉ giữa buổi ca sáng:
Trả lời, giải quyết các vấn đề trong sản xuất
10 phút nghỉ giải lao
Theo dõi trên các yêu cầu, phiếu Kaizen của công nhân

* Họp trao đổi thông tin sau khi nghỉ giữa buổi 10 phút, công nhân phải được yêu cầu phải đến đúng giờ và đầy đủ:
+ Giám sát truyền đạt 1 số thông tin liên quan đến:
+ Tin tức nội bộ công ty, các chính sách mới, thay đổi
Sản xuất, an toàn, vấn đề chất lượng
Các thông tin liên quan đến nhóm
Tiếp tục đánh giá các cải tiến và đổi mới
Trao các phần thưởng cho công nhân và tổ trưởng
Cập nhập các cải tiến mới và thông tin mới

* Tiếp tục sản xuất sau giờ nghỉ giữa buổi sáng:
+ Đảm bảo hoạt động sản xuất  bắt đầu được trơn tru.
Xác nhận tất cả công nhân  đứng đúng vị trí và đúng giờ.

* Ăn trưa giữa ca:
+ Tương tự như buổi sáng
Giám sát có thể tham dự họp vòng tròn chất lượng
Tiếp nhận các yêu cầu trong giờ ăn trưa
Trở lại sản xuất như giờ giải lao giữa giờ buổi sáng.

* Hết ca:
Có các buổi họp tương tự buổi sáng
Hoàn thành các đồ thị theo dõi thành tích cuối ca
Cập nhập sổ giao ca của giám sát
Phối hợp với bảo trì sửa máy
Tham dự các cuộc họp giao ca trong tháng
Hoàn thành 5S  trong khu vực giám sát.
Đi bộ quanh khu vực giám sát

* Tăng ca (nếu cần):
+ Tăng ca bắt buộc (nếu cần)
Hỗ trợ công nhân nếu cần thiết
Tham dự các cuộc họp về an toàn và chất lượng cấp phòng (công ty).

* Ca làm việc bình thường (không có sự cố):
Ra thông báo cho các trưởng nhóm nếu cần  rời khỏi khu vực làm việc
Tham dự các cuộc họp hàng ngày về sản xuất và chất lượng.
Thông qua đề xuất cải tiến của công nhân
Cải thiện quy trình đề xuất cải tiến
Hoàn thành báo cáo công việc và nhiệm vụ được giao
Chuẩn bị thông tin để trao dổi trong cuộc họp sau giờ nghỉ giữa buổi
Ghi lại các vấn đề trên sổ giao ca giám sát
Tiếp tục làm các hoạt động cải tiến liên tục
Chuẩn bị đối phó các sự cố lớn trong sản xuất

Trao đổi thêm: Bạn vui lòng cho phản hồi về những trách nhiệm của Giám sát (Supervisor) như nêu trên, mọi chi tiết, xin liên hệ email: imq.minh@gmail.com

* Theo "The Toyota Way Field Book" của Jeffrey K. Liker và David Meier, xuất bản năm 2006

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Nhiệm vụ Tổ trưởng (Nhóm trưởng) tại Khu vực Sản xuất


Tiếp  theo phần đã giới thiệu kỳ trước

Cấp bậc: Tổ trưởng

Lưu ý là theo tổ chức của 1 Nhà máy Lean (Tinh gọn) thì cứ từ 5 – 7 công nhân sẽ có 1 Tổ trưởng (còn gọi là Nhóm trưởng) quản lý trực tiếp các hoạt động tại hiện trường làm giảm 7 lãng phí lớn trong sản xuất.

Trách nhiệm của Tổ trưởng (Nhóm trưởng) trong chuyền/ khu vực sản xuất:

·       Tổ trưởng có trách nhiệm đảm bảo trang thiết bị sẵn sàng hoạt động.

·       Đảm bảo các thành viên trong tổ đến đúng giờ.

·       Đến trước ca làm việc từ 15 phút đến 30 phút.
+   Xem xét sổ giao ca của tổ trưởng;
+   Theo dõi các vấn đề của ca trước;
+   Kiểm tra quá trình sản xuất thử, chạy thử loạt sản phẩm đầu tiên;
+   Giải quyết các vấn đề gặp phải khi sản xuất thử;
+   Kiểm tra điều kiện sẵn sàng sản xuất từ ca trước;
+   Thu thập các chỉ dẫn sản xuất từ Kanban;
+   Đảm bảo các điều kiện sản xuất bình thường hàng ngày;
+   Xác định nhu cầu chuyển đổi nhanh lô hàng từ Kanban;
+   Đảm bảo sẵn sàng sản xuất khi vào ca.

·       Vào ca:
+   Điểm danh công nhân trực tiếp trên tổ;
+   Trách nhiệm gián tiếp ngoài chuyền tổ của tổ trưởng;
+   Đảm bảo bắt đầu sản xuất phải trơn tru;
+   Đảm bảo tất cả công nhân đến đúng giờ và đúng vị trí;
+   Đảm bảo tất cả công nhân luôn tuân thủ các yêu cầu về an toàn;
+   Đảm bảo tất cả công nhân luôn tuân thủ và làm theo đúng tiêu chuẩn hóa công việc;
+   Làm thay nhiệm vụ của công nhân nếu công nhân nghỉ.

·       Từ lúc vào ca đến khi nghỉ giữa buổi ca sáng:
+   Phản hồi Andon từ khi nhận tín hiệu báo từ công nhân;
+   Xử lý và giải quyết mọi sự cố máy ngừng nếu phát sinh;
+   Báo cáo các vấn đề cho giám sát;
+   Đánh giá các kết quả sản xuất từng giờ;
+   Ghi lại kết quả trên bảng theo dõi;
+   Thực hiện kiểm tra chất lượng mỗi giờ;
+   Xem xét các thùng hàng tái chế, phế phẩm;
+   Đánh giá tình trạng sản xuất, nguyên liệu dựa trên bảng Kanban;
+   Lên lịch cho các thiết bị chuyển đổi nhanh;
+   Trả lời các vấn đề từ khiếu nại khách hàng, nội bộ quy trình;
+   Ghi lại các vấn đề trong sổ giao ca tổ trưởng.

·       Nghỉ giải lao giữa ca làm việc buổi sáng:
+   Dùng để giải quyết sự cố sản xuất khi xảy ra;
+   Tổ trưởng phải tham gia giải quyết bất kỳ vấn đề nằm trên chuyền;
+   Được nghỉ giải lao trong 10 phút, có thể tham gia một số hoạt động với công nhân.

·       Họp trao đổi thông tin sau khi nghỉ giữa buổi 10 phút, công nhân phải được yêu cầu phải đến đúng giờ và đầy đủ:
+   Tổ trưởng chủ động họp nếu giám sát vắng mặt;
+   Tổ trưởng chuyển thông tin đến nhóm.

·       Tiếp tục sản xuất sau giờ nghỉ giữa buổi sáng:
+   Đảm bảo hoạt động sản xuất tiếp tục lại được trơn tru;
+   Đảm bảo tất cả công nhân làm việc đúng giờ và đúng vị trí công việc;
+   Đảm bảo công nhân tuân thủ các yêu cầu an toàn;
+   Đảm bảo công nhân tuân thủ theo tiêu chuẩn hóa công việc.

·       Ăn trưa giữa ca:
+   Tương tự như buổi sáng;
+   Trưởng nhóm có thể họp lãnh đạo vòng tròn chất lượng;
+   Trở lại sản xuất như giờ giải nghỉ giữa giờ buổi sáng;

·       Hết ca:
+   Đảm bảo hoàn thành sản xuất;
+   Xác nhận kết thúc mức sản xuất trong ngày;
+   Thu thập các hồ sơ, giấy tờ từ công nhân;
+   Chuẩn bị kết thúc và báo cáo giao ca;
+   Cập nhật sổ giao ca của tổ trưởng.

·       Tăng ca (nếu cần):
+   Tăng ca bắt buộc (nếu cần);
+   Hỗ trợ công nhân nếu cần.

·       Ca làm việc bình thường (không có sự cố):

+   Ở lại điều chỉnh nhịp điệu điều chuyền trong khu vực sản xuất;
+   Cập nhật tình trạng sản xuất lên bảng theo dõi;
+   Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động cải tiến;
+   Chuẩn bị cho các cuộc họp chu trình cải tiến chất lượng;
+   Xác nhận tồn kho còn lại (găng tay, dụng cụ sản xuất);
+   Yêu cầu đặt hàng nếu cần;
+   Đạo tạo tay nghề cho công nhân theo biểu đồ đa kỹ năng (đào tạo chéo);
+   Học làm giám sát.

Kỳ tiếp theo sẽ là Nhiệm vụ của Giám sát viên (Supervisor). Lưu ý là theo tổ chức của 1 Nhà máy Lean (Tinh gọn) thì cứ từ 5 – 7 Tổ (Nhóm) sẽ có 1 Giám sát viên (Supervisor) quản lý trực tiếp các hoạt động tại hiện trường làm giảm 7 lãng phí lớn trong sản xuất.

Trao đổi thêm: Bạn vui lòng cho biết phản hồi về những trách nhiệm của Tổ trưởng (Nhóm trưởng) như nêu trên, mọi chi tiết, xin liên hệ email: imq.minh@gmail.com

* Theo "The Toyota Way Field Book" của Jeffrey K. Liker và David Meier, xuất bản năm 2006

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Phân công nhiệm vụ tại Hiện trường Sản xuất Nhà máy Lean (Tinh gọn)


Phân công nhiệm vụ tại Hiện trường Sản xuất Nhà máy Lean (Tinh gọn)

Tại hiện trường hoạt động sản xuất với sự tham gia của ba bộ phận chính: Công nhân, Tổ trưởng (còn gọi là Nhóm trưởng) và Giám sát. Công việc và trách nhiệm của các vị trí công việc này được mô tả bao quát và chi tiết như sau:

Cấp bậc: Công nhân

Trách nhiệm của công nhân trực tiếp sản xuất:
·       Công nhân được chỉ định có trách nhiệm đảm bảo trang thiết bị sẵn sàng hoạt động.
·       Nếu nghỉ phải báo trước cho tổ trưởng 30 phút.
·       Khởi động máy hoạt động.

·       Đến trước giờ làm việc từ 15 phút đến 30 phút:
+   Kiểm tra điều kiện vận hành máy;
+   Kiểm tra dụng cụ, đồ gá, hành lang khu vực sản xuất;
+   Chạy thử loạt sản phẩm đầu tiên;
+   Kiểm tra loạt sản phẩm đầu tiên;
+   Kiểm tra mức tồn kho sản xuất phù hợp;
+   Báo cáo các vấn đề và điều kiện bất thường cho tổ trưởng;
+   Đảm bảo sẵn sàng sản xuất khi vào ca.

·       Bắt đầu vào ca sản xuất:
+   Kiểm tra khu vực xung quanh nơi mình làm việc;
+   Báo cáo về vị trí phân công công việc;
+   Sẵn sàng làm việc khi bắt đầu.

·       Từ lúc vào ca đến khi nghỉ giữa buổi ca sáng:
+   Thường xuyên thực hiện công việc được giao;
+   Thực hiện tiêu chuẩn hóa công việc;
+   Thường xuyên thu thập dữ liệu theo yêu cầu sản xuất;
+   Thực hiện sự chuyển đổi nhanh theo hướng dẫn;
+   Kích hoạt hệ thống Andon khi xảy ra vấn đề.

·       Nghỉ giải lao giữa ca làm việc buổi sáng:
+   Dùng để giải quyết sự cố khi xảy ra;
+   Công nhân phải hoàn thành xong việc hiện tại trước giờ nghỉ;
+   Được nghỉ 10 phút giải lao;
+   Có thể giải trí bằng các hoạt động nhẹ;
+   Tiếp tục thực hiện các đề xuất cải tiến dở dang;
+   Phải trở lại khu vực giải lao để nghe phổ biến thông tin và họp sau giờ giải lao.

·       Họp trao đổi thông tin sau khi nghỉ giữa buổi 10 phút, công nhân phải được yêu cầu phải đến đúng giờ và đầy đủ:
+   Phải có mặt tại khu vực họp sau giờ giải lao, thời gian họp này được tính vào thời gian làm việc;
+   Công nhân có thể thông báo những điều cần thiết hoặc những yêu cầu.

·       Tiếp tục sản xuất sau giờ nghỉ giữa buổi sáng:
+   Kiểm tra lại vị trí để chuẩn bị luân chuyển công việc;
+   Gửi báo cáo phân công về công việc đến đúng vị trí;
+   Sẵn sàng làm việc khi chuyền bắt đầu.

·       Ăn trưa giữa ca:
+   Tương tự như buổi sáng;
+   Công nhân có thể họp chu trình cải tiến chất lượng;
+   Có thể diễn ra các hoạt động giải trí như giờ nghỉ giữa buổi sáng;
+   Trở lại sản xuất như sau giờ nghỉ giải lao buổi sáng.

·       Hết ca:
+   Hoàn thành yêu cầu sản xuất;
+   Chuẩn bị, dọn dẹp khu vực làm việc cho ca kế tiếp;
+   Hoàn thành các thủ tục giấy tờ nếu phát sinh;
+   Hoàn thành các yêu cầu 5S hàng ngày;
+   Xác nhận việc hoàn thành công việc với trưởng nhóm.

·       Tăng ca (nếu cần):
+   Tăng ca bắt buộc (nếu cần);
+   Công nhân có thể ở lại ngoài giờ làm việc để tham gia chu trình cải tiến chất lượng hoặc tham gia các hoạt động cải tiến (Kaizen) dưới sự cho phép của giám sát

Kỳ tiếp theo sẽ là Nhiệm vụ của Tổ trưởng (còn gọi là Nhóm trưởng). Lưu ý là theo tổ chức của 1 Nhà máy Lean (Tinh gọn) thì cứ từ 5 – 7 công nhân sẽ có 1 Tổ trưởng (còn gọi là Nhóm trưởng) quản lý trực tiếp các hoạt động tại hiện trường làm giảm 7 lãng phí lớn trong sản xuất.

Trao đổi thêm: Bạn vui lòng cho biết phản hồi về những trách nhiệm của công nhân như nêu trên, mọi chi tiết, xin liên hệ email: imq.minh@gmail.com

* Theo "The Toyota Way Field Book" của Jeffrey K. Liker và David Meier, xuất bản năm 2006