Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Đào tạo Lean, Đột phá Năng suất Chất lượng, Khóa 15 (mới), Khai giảng tháng 12/2017



LÀM SAO ÁP DỤNG LEAN HIỆU QUẢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM?


Với nhu cầu tăng năng suất để tìm kiếm và cải thiện lợi nhuận ngày càng cao hiện nay của doanh nghiệp, IMQ tiếp tục khai giảng Chương trình đào tạo về Sản xuất Tinh gọn Lean Khóa 15. Qua 9 năm triển khai, đến nay đã có hàng trăm học viên tốt nghiệp và hàng chục doanh nghiệp đã áp dụng thành công, là nguồn động viên lớn cho đội ngũ Giảng viên và Chuyên gia Tư vấn của IMQ tiếp tục phấn đấu không ngừng bổ sung thực tiến và nghiên cứu nội dung mới đưa vào giảng dạy và thực hành.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (KHÓA 15)

ÁP DỤNG LEAN, MFCA ĐỂ KINH DOANH HIỆU QUẢ VÀ TINH GỌN   
   Lean Production hay Quản lý sản xuất tinh gọn có nghĩa là làm tinh gọn và tinh gọn hơn bằng cách loại bỏ những gì không tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo Lean trong quản lý và sản xuất bao gồm bảy loại lãng phí lớn. Kiểm soát được lãng phí và biến lãng phí đó thành lợi nhuận chính là mục tiêu khi áp dụng Lean.
Những lợi ích khi áp dụng Lean

         Tăng năng suất lao động.
         Giảm chi phí sản xuất.
         Giảm hàng hư, sửa.
         Rút ngắn thời gian giao hàng.
         Ổn định quy trình và tiêu chuẩn hóa sản xuất.
         ….
MFCA là viết tắt của Material Flow Cost Accounting, là một phương pháp quản lý môi trường (environmental management method), đây là phương pháp quản lý và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguyên liệu được giới thiệu từ những năm 1990 tại Đức và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty Nhật Bản.

MFCA đo lường dòng chảy nguyên vật liệu tại từng công đoạn sản xuất (có thể là khâu sản xuất, một máy chạy hay một dây chuyền … ), với 2 giá trị khối lượng vật lý (m2, lít, kg … ) và thành tiền. MFCA có thể áp dụng cho 1 sản phẩm hay cả 1 dây chuyền. MFCA giúp xác định giá trị của những lãng phí thường bị bỏ qua trong cách tính truyền thống.
        
         Phương pháp MFCA cũng được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành thành tiêu chuẩn 14051:2011, MFCA giúp xác định những lãng phí bị bỏ qua trong cách tính truyền thống hay trong quản lý sản xuất, những lãng phí này bao gồm 4 loại chính là: Nguyên vật liệu, Năng lượng, Chi phí hệ thống (nhân công, khấu hao máy móc) và Chi phí xử lý phát thải. MFCA được ví như một máy chụp CT, cung cấp hình ảnh rõ nét về từng công đoạn sản xuất, chỉ ra những lãng phí gây thất thoát và giúp xác định điểm ưu tiên cải tiến.

Mục tiêu MFCA
Ø  Làm rõ tư duy và phương pháp tính MFCA, và những lợi ích của nó khi cắt giảm chi phí.
Ø  So sánh lợi ích của MFCA với các Phương pháp kế toán khác.
Ø  Cung cấp các case-study về ứng dụng MFCA thực tế.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG MFCA
Ø  Giảm tiêu hao chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng,  nhân công và xử lý môi trường bằng cách cải tiến hiệu quả sử dụng thông qua việc đo lường cụ thể, trực quan.
Ø  Đưa ra các mục tiêu có định lượng cụ thể trong hoạt động cải tiến liên tục.
Giảm lãng phí, thu hồi lợi nhuận ngay.

Mở rộng các lợi ích trên toàn bộ chuỗi cung ứng.

Chương trình đào tạo Lean Production kết hợp với phương pháp MFCA tạo một hệ thống cắt giảm chi phí ngay từ đầu vào, hiệu quả hơn, chủ động hơn, triệt tiêu, triệt để các lãng phí, tối ưu hóa lợi nhuận.

Tiêu chuẩn Lean Production không chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất mà đã được áp dụng linh hoạt trong lĩnh vực dịch vụ khác như hoạt động ngân hàng, bất động sản…

So với các Chương trình đào tạo đã tổ chức bao gồm hai học phần A (Căn bản), B (Nâng cao), kể từ năm 2018 trở đi, bên cạnh các nội dung xây dựng từ năm 2008, cập nhật lần 1 năm 2013, Chương trình cập nhật lần 2, có sự bổ sung một số nội dung huấn luyện Chuyên gia tư vấn Năng suất của Trung tâm Năng suất Nhật Bản với năm học phần:

+ Học phần A: Lean (cơ bản)
+ Học phần B: Lean (nâng cao)
+ Học phần C: Cắt giảm chi phí với MFCA
+ Học phần D: Xây dựng mô hình kinh doanh, Phân tích tài chính và vận hành
+ Học phần E: Kaizen Teian và Kaizen Lean, Báo cáo áp dụng tại Doanh nghiệp
 
 
Nội dung được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo thực tế của Trung tâm Năng suất Châu Á (APO), Trung tâm Năng suất Nhật Bản, từ các Chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,...  đặc biệt tập trung chú trọng vào chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều năm qua của các Chuyên gia IMQ.
   

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Học phần A: Căn bản


+ A1 (Buổi 1): Tổng quan về sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí lớn
- Lịch sử của Lean Production.
- 07 loại lãng phí.
- Các công cụ Lean áp dụng cho doanh nghiệp.
- Thảo luận Tại sao phải thực hiện sản xuất tinh gọn, mục đích áp dụng, nhận biết các dạng lãng phí, áp dụng công cụ nào là phù hợp nhất...

+ A2 (Buổi 2): 5S & Quản lý bằng trực quan
- Các nguyên lý căn bản của 5S và Quản lý bằng trực quan.
- Một số hình ảnh ví dụ về các nhà máy đã áp dụng thành công 5S/QLTQ.
- Hệ thống Andon cách sử dụng và hiệu quả
- Hướng dẫn học viên áp dụng một số biểu mẫu thực hành như bảng đánh giá 5S, lịch vệ sinh 5S, tiêu chuẩn máy    móc 5S...
- Trao đổi kinh nghiệm về cách duy trì và áp dụng 5S/QLTQ.

+ A3 (Buổi 3 & 4): Tiêu chuẩn hoá công việc (Standardized Work)
- Tiêu chuẩn hóa công việc là gì.
- Một số ví dụ về Tiêu chuẩn hóa công việc tại các nhà máy.
- Hướng dẩn thực hành bấm thời gian thao tác.
- Hướng dẫn thực hành làm các bảng tiêu chuẩn hóa, bảng năng lực sản xuất, bảng tiêu chuẩn hóa tổng hợp...

+ A4 (Buổi 5 & 6): Bảo trì tòan diện máy móc thiết bị (TPM)
- Mục tiêu và lợi ích của bảo trì máy móc thiết bị.
- 12 bước hoạt động TPM.
- 07 bước tự bảo trì tại chỗ.
- Một số ví dụ và hình ảnh cải tiến TPM tại các nhà máy.
- Hướng dẫn cách tínhcác thông số như OEE, MTBF, MTTR...
- Hướng dẫn thực hành làm các mẫu TPM như bảng đánh giá tình trạng vệ sinh ban đầu của máy, phiếu yêu cầu sửa chữa, lịch bảo trì tổng thể, lịch vệ sinh máy, thời gian dừng máy…

+ A5 (Buổi 7): Chuyển đổi nhanh (Quick change over)
- Chuyển đổi nhanh là gì.
- Các lợi ích của chuyển đổi nhanh.
- 05 giai đoạn chuyển đổi nhanh.
- Chuyển đổi trong và chuyển đổi ngoài.
- Một số ví dụ và hình ảnh cải tiến chuyển đổi nhanh tại các nhà máy.
- Hướng dẫn thực hành làm các mẫu chuyển đổi nhanh.

+ A6 (Buổi 8): Chỉ số đo lường của Hệ thống Sản xuất tinh gọn
- Mục đich của việc đo lường trong Lean.
- Cách tính FTT, BTS, OEE, L/T, D/T, năng suất, chi phí.
- Một số ví dụ về đo lường tại các nhà máy.
- Hướng dẫn thực hành làm các mẫu đo lường.


Học phần B: Nâng cao

+ B1 (Buổi 1 & 2): PDCA và Giải quyết tận gốc vấn đề để cải tiến (Problem solving)
- Quy trình giải quyết vấn đề PDCA.
- Hỏi 05 lần Tại sao để tìm và triệt tiêu nguyên nhân gốc.
- Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra, điều chỉnh,áp dụng.
- Một số ví dụ về PDCA tại các nhà máy.
- Hướng dẫn thực hành làm báo cáo giải quyết vấn đề PDCA.

+ B2 (Buổi 3 & 4): Giải quyết tồn kho bằng Hệ thống Kéo và Kanban
- Làm sao để giảm hàng tồn, trò chơi mô phỏng.
- So sánh hệ thống kéo và hệ thống đẩy.
- Cách vận hành hệ thống kéo / thẻ kanban.
- Một số ví dụ hệ thống kéo / kan ban tại các nhà  máy.
- Chiếu phim minh họa

+ B3 (Buổi 5): Lưu đồ Dòng chảy giá trị (Value Stream Mapping)
- Phân tích Lưu đồ dòng chảy giá trị.
- Lợi ích của lưu đồ dòng chảy giá trị.
- So sánh lưu đồ dòng chảy giá trị hiện tại và tương lai.
- Một số ví dụ lưu đồ dòng chảy giá trị tại các nhà máy.
- Hướng dẫn thực hành  cách vẽ lưu đồ dòng chảy giá trị hiện tại và tương lai.

+ B4 (Buổi 6): Cải tiến Sơ đồ mặt bằng sản xuất theo nguyên lý tinh gọn (Lean Layout)
- Mục đích của việc sắp xếp sơ đồ mặt bằng sản xuất, chuyền, xưởng.
- 05 cấp độ của tự động hóa.
- Hướng dẩn cách bố trí chuyền Lean theo hình chữ I,U,L.
- Cách thiết lập các khu vực tồn kho.
- Một số ví dụ sơ đồ chuyền Lean tại các nhà máy
- Hướng dẫn thực hành  cải tiến sơ đồ chuyền Lean.

+ B5 (Buổi 7): Huấn luyện đội nhóm, hướng dẫn nghiệp vụ và đa kỹ năng
- Các yêu cầu của việc huấn luyện.
- 07 nguyên tắc học tập.
- Biểu đồ đa kỹ năng.
- 04 bước đào tạo huấn nghiệp.
- Một số ví dụ biểu đồ đa kỹ năng tại các nhà máy
- Hướng dẫn thực hành mô tả thao tác và làm biểu đồ đa kỹ năng.
 + B6 (Buổi 8): Tự đồng ngăn ngừa sai lỗi (Error Proofing hay POKA-YOKE)
- Ngăn chặn sai sót và chiến lược không có hàng hư.
- Các phương pháp ngăn chặn sai sót.
- Một số ví dụ ngăn chặn sai sót tại các nhà máy.
- Hướng dẫn thực hành làm các cải tiến về ngăn chặn sai sót.


Học phần C: Cắt giảm chi phí với MFCA

 + C1: Lý thuyết MFCA
- Giới thiệu về mô hình MFCA – Hạch toán dòng chảy nguyên vật liệu.
- Lợi ích khi áp dụng MFCA.
- khái niệm về đầu vào của qui trình sản xuất theo phương pháp mới.
- Đặc điểm của MFCA.
- So sánh cách quản lý truyền thống và quản lý theo MFCA.
+ C2: Các công cụ thực hiện MFCA
- Các công cụ áp dụng trong MFCA.
- Các bước triển khai MFCA tại doanh nghiệp sản xuất.
- Hướng dẫn triển khai MFCA.
- Hướng dẫn học viên triển khai thực tế tại doanh nghiệp.

+   Các case study (ví dụ thực tiễn) về thực hiện cải tiến 07 lãng phí (Vận chuyển; Chờ đợi; Gia công hay Công đoạn thừa; Thao tác thừa; Tồn kho; Sản xuất thừa; Hàng hư, hàng lỗi hay không đạt tiêu chuẩn) trong quá trình đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp thời gian qua;

+   Minh họa với video clip và hình ảnh các kết quả đạt được sau khi áp dụng Hệ thống sản xuất tinh gọn – Lean;
 +   Chia sẻ kinh nghiệm đào tạo và tư vấn về việc áp dụng thực hiện Lean tại Việt Nam của các Chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm;
 +   Trình bày những hình ảnh ví dụ thực tế về triển khai Lean tại các nhà máy Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,... sau Chuyến tu nghiệp Chuyên gia Thực hành Năng suất Cao cấp của Trung tâm Năng suất Châu Á.

Học phần D: Xây dựng mô hình kinh doanh, Phân tích tài chính và vận hành
 + D1: Phân tích thị trường, chiến lược, xây dựng mô hình kinh doanh  
- Hướng dẫn phân tích thị trường, phát triển ý tưởng;
- Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh;
- Tạo lập mô hình kinh doanh bền vững;
+ D2: Phân tích tài chính và vận hành
- Hướng dẫn thu thập thông tin tài chính, phân tích theo các chỉ số đo lường chuẩn;
- Từ kết quả phân tích đưa ra các ý tưởng tái cơ cấu, cải thiện hiệu quả vận hành doanh nghiệp, tăng cường lợi nhuận và phát triển bền vững.

CHUYÊN GIA HUẤN LUYỆN:

Chuyên gia Lean: Tôn Thất Lành

- Tốt nghiệp 6 Sigma (Blackbelt), Đại học kỹ thuật TP HCM

- Tốt nghiệp Lean Mastery Program, NIKE (Mỹ)

- Chuyên gia Tư vấn Lean nhiều năm kinh nghiệm (từ 2008), đã tư vấn nhiều công ty thực hiện Lean thành côngTrưởng dự án tư vấn Lean các doanh nghiệp: Cty CP May Đại Việt, Cty Vật tư May XNK Tân Bình, San Hoàng sợi và vớ, Cty may Túi xách Minh Tiến (Miti), Cty Bao bì nhựa Liksin Phương Bắc, Cty May Thêu Thuận Phương và MDK, Cty CP Bánh kẹo Tràng An 2, Cty Điện tử Year 2000 (Hong Kong), Công ty Phosphorus (Ấn Độ), Công ty ZC International (USA), Công ty Gỗ SADACO Bình Dương


- Là thành viên của học viện Lean thế giới, Lean Enterprises Institute-LEI (USA). Chịu trách nhiệm triển khai Lean tại Việt nam, theo yêu cầu của Ông John Shook, Chủ tịch LEI.

Chuyên gia Lean
& Năng suất Chất Lượng: Nguyễn Quốc Minh

- Tốt nghiệp Học viện TEKO, Đan Mạch, Khóa học Quản lý Sản xuất Chuyên đề về Năng suất và Khóa Tư vấn Quản lý của Tập đoàn Tư vấn ECCI Group, India - Malaysia- Philippines.

- Tốt nghiệp xuất sắc Chứng chỉ Chuyên gia thực hành Năng Suất Cấp Cao ... của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO – Tokyo.org). Chuyên gia Nguồn của của Tổ chức Năng suất Châu Á (Resource Expert).

- Tốt nghiệp Khóa Huấn luyện Chuyên gia Huấn luyện Chuyên gia tư vấn Năng suất
của Trung tâm Năng suất Nhật Bản.

- Chuyên gia tư vấn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP (từ năm 2001)
Chuyên gia tư vấn, huấn luyện thực hành 5S, KAIZEN, LEAN (JIT) và TPM (từ năm 2007).

- Tác giả nhiều bài viết, phỏng vấn về chủ đề Chất lượng và Quản lý trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Doanh nhân Sài Gòn, Nhịp Cầu Đầu Tư..

THỜI GIAN HUẤN LUYỆN:

Tổng thời lượng chương trình: 12 ngày Chủ Nhật, học làm 6 đợt, đợt 1: 17&24/12/2017; các đợt tiếp theo tổ chức trong tháng 1, 2, 3, 4/2018

Khai giảng ngày: 17/12/2017
 
ĐỊA ĐIỂM HUẤN LUYỆN:

IMQ CORPORATION,
Villa Innovation Garden, Số 91/11 Hòa Hưng, P. 12, Q. 10, TP. HCM

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

+ Giám đốc, Phó Giám đốc, phòng ứng dụng Lean, kế hoạch vật tư, thủ kho, quản đốc, phó quản đốc sản xuất, quản lý xưởng sản xuất, phòng Quản lý chất lượng, trưởng/phó các bộ phận, trưởng/phó xưởng, trưởng/phó phòng vật tư, ca trưởng, nhóm trưởng, tổ trưởng, nhân viên QLCL…
 

HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ:


+ Liên hệ nhận Phiếu đăng ký Email:
ceo@imq.vn

+ Sau đó gửi lại và tiến hành thanh toán trong thời gian 3 ngày kể từ ngày đăng ký giữ chỗ.


CHI PHÍ ĐÀO TẠO:

Tổng chi phí trọn khóa: 15.000.000 đ/ người/ khóa.
Học phí bao gồm quà tặng, tài liệu, chứng chỉ, ăn trưa, teabreak...

HÌNH THỨC THANH TOÁN:

Vui lòng xem chi tiết trong Phiếu đăng ký khi liên hệ

Email: ceo@imq.vn

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT:

+ 5% khi đăng ký và thanh toán trước ngày 17/11/2017.

+ 5% khi đăng ký từ 02 cá nhân trở lên.

+ 5% đối với Khách hàng của IMQ hoặc được Khách hàng IMQ giới thiệu.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

IMQ CORPORATION

Hotline: 090 666 2999

Email: ceo@imq.vn

Lưu ý: Lớp học tối đa 12 học viên, vui lòng đăng ký sớm vì sẽ hết chỗ rất nhanh. Để hoàn tất thủ tục vui lòng thanh toán để được xác nhận chính thức.

Một số link bài viết hay

1. Phân công nhiệm vụ của Công nhân trong Lean

2. Hệ thống sản xuất hiện đại, tinh gọn Lean dưới sự hướng dẫn của Chuyên gia Nhật Bản

3. Lợi ích của Lưu đồ dòng chảy giá trị trong Lean

4. Kiểm soát nguồn lực sản xuất và dòng chảy nguyên vật liệu như thế nào tại Nhà máy

5. Chia sẻ sau chuyến tu nghiệp nâng cao về năng suất chất lượng tại Malaysia

6. Tái cấu trúc năng suất chất lượng, doanh nghiệp phải tư duy

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Loại bỏ lãng phí, đột phá năng suất chất lượng, lợi nhuận


Loại bỏ những “tảng mỡ thừa”
Uyên Viễn


(TBKTSG) - Loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện và giải quyết triệt để các loại lãng phí thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Những tảng mỡ thừa
Công ty cổ phần Cáp nhựa Vĩnh Khánh, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có 17 năm sản xuất dây cáp dùng trong ngành điện lực, công nghệ thông tin, viễn thông, ống nhựa công nghiệp, vỏ ô tô, vỏ xe gắn máy… Hai năm trước, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam, Vĩnh Khánh lâm vào tình cảnh kinh doanh hết sức khó khăn, hàng hóa bị ứ đọng.
Tranh thủ thời gian rảnh lúc này, ông Lâm Quy Chương, Tổng giám đốc Công ty Vĩnh Khánh, và các cộng sự đã có nhiều chuyến xuất ngoại để khảo sát nhu cầu tiêu thụ cáp mạng dùng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin ở Nhật và các nước châu Âu.
Qua những chuyến khảo sát, doanh nghiệp nhận thấy sự phát triển của đơn vị chưa tương xứng với tiềm năng đang có, chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường, hiệu quả đầu tư chưa cao, chi phí sản xuất chưa được tối ưu, năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh. Đặc biệt, công tác đào tạo nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của công ty về số lượng cũng như chất lượng.
Lãnh đạo công ty cũng đã nhận ra kẻ thù tiềm ẩn của đơn vị chính là những lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giá thành không hợp lý, năng suất lao động thấp, chất lượng không ổn định, thời gian giao hàng dài… vốn là những lý do khiến khách hàng quay lưng.
“Chẳng hạn, sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Lúc trước họ yêu cầu chúng tôi giao hàng với số lượng lớn và chủng loại sản phẩm đơn giản, không cầu kỳ”, ông Chương nhớ lại.
Đứng trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, lãnh đạo Công ty Vĩnh Khánh cần lựa chọn tiếp tục đi theo con đường cũ là bám sát thị trường nội địa với các dòng sản phẩm thường thường bậc trung, hay tạo sự khác biệt bằng cách cho ra đời dòng sản phẩm cáp mạng LAN cao cấp dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn châu Âu, Nhật Bản. “Nếu sản phẩm cáp mạng LAN chinh phục được hai thị trường này thì sẽ không còn trở ngại ở các thị trường khác”, ông Chương cho biết.
Tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Hòa, quận 4, TPHCM, đơn vị có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng tải chuyền tự động, lãnh đạo công ty đã nhận dạng kẻ thù tiềm ẩn gồm có: quy trình sản xuất không hợp lý, chưa quản trị tốt hàng tồn kho, công nghệ sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hỏng, lỗi, lãng phí do chờ vật tư, chờ phương án thiết kế sản phẩm, thông tin phản hồi từ khách hàng chậm… Hệ quả là doanh nghiệp mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, hiệu quả sản xuất giảm, chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Theo Tiến sĩ Đặng Minh Trang, nguyên Giám đốc Nhà máy Vikyno, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Việt Nam Suzuki và cũng là chuyên gia đánh giá, đào tạo và tư vấn các hệ thống chất lượng, có bảy loại lãng phí trong quá trình sản xuất. Đó là sản xuất thừa, tồn kho quá mức, vận chuyển bất hợp lý, quá trình làm việc bất hợp lý, có hàng hỏng, sự chờ đợi giữa các bộ phận và thao tác thừa. Ông Trang cho rằng các loại lãng phí trên cũng giống như những tảng mỡ thừa trong cơ thể, sẽ gây ra sự nặng nề, chậm chạp, nguy hại lâu dài đến sức khỏe của doanh nghiệp, do đó cần phải cắt bỏ.
Với kinh nghiệm hàng chục năm làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty trong nước, ông Trang kể: “Công nhân làm việc ở bộ phận gò hàn tại các xưởng cơ khí, nhà máy ở Việt Nam đa phần đều ngồi chồm hổm. Kiểu ngồi như vậy nếu kéo dài sẽ dẫn đến các trường hợp bất ổn về sức khỏe, sự an toàn, chính xác trong công việc cũng bị ảnh hưởng.
Tại các nhà máy ở Nhật và một số nước tiên tiến khác, công nhân bộ phận gò hàn khi làm việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định ngồi trên ghế, các trang thiết bị làm việc để có nơi có chỗ, không được để đồ đạc một cách tùy tiện làm mất thời gian tìm kiếm, khiến các bộ phận khác phải chờ đợi vì thời gian làm việc bị gián đoạn, gây ra nhiều thao tác thừa”.
Để cơ thể doanh nghiệp khỏe mạnh
Theo Tiến sĩ Lê Anh Kiên, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, nguyên nhân gây ra những lãng phí trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là sự không nhất quán trong công việc, sự chuyên quyền, những chuẩn mực không theo sát thực tế. Kế đến, lãng phí sẽ xảy ra khi không có sự công bằng trong việc tạo ra sản phẩm, các tiêu chuẩn, công việc thường xuyên thay đổi. Sau cùng là phương pháp thực hiện công việc không hợp lý, cung cấp nguyên vật liệu quá mức, khó xử lý nguyên vật liệu…
Ông Chương ở Công ty Vĩnh Khánh cho biết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công ty nhận ra nếu tiếp tục thỏa mãn với những gì làm được thì khó có thể cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành trong tương lai. Chính vì thế lãnh đạo công ty đã triển khai áp dụng các phương pháp và công cụ cải tiến trong sản xuất, trong đó tập trung vào LEAN 6 Sigma (*).
Chỉ sau sáu tháng áp dụng, công ty đã nhận diện được các vấn đề cần cải tiến và đang tiến hành thành lập các nhóm dự án cải tiến trong công ty. “Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng các công cụ nhận diện như sơ đồ chuỗi giá trị và lưu đồ quá trình liên chức năng. Thông qua hai công cụ này, chúng tôi đã phân tích rất chi tiết hoạt động của các quá trình và đo lường được các hoạt động không mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, cũng như không được khách hàng chấp nhận trả tiền. Những hoạt động này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn chuỗi của đơn vị”, ông Chương nói.
Ông Chương cho biết, trước kia để đề phòng rủi ro, dao động giá nguyên liệu đầu vào, công ty thường trữ số lượng nguyên liệu sản xuất khá lớn. Bên cạnh đó, việc tồn kho bán thành phẩm giữa các công đoạn vẫn còn vì quá trình sản xuất bị gián đoạn do máy móc, thiết bị hỏng hóc… Để cải tiến vấn đề này, lãnh đạo công ty đã thành lập nhóm dự án cải tiến vòng quay hàng tồn kho, giảm giá trị tồn kho và cải thiện tình hình công nợ thông qua việc áp dụng LEAN 6 Sigma.
“Giải pháp ưu tiên hàng đầu của Vĩnh Khánh hiện nay là chuyển đổi mô hình sản xuất. Đó là sản xuất theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất để tồn kho như trước đây. Việc chuyển đổi mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng giúp chúng tôi hạn chế vấn đề sản xuất thừa.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhanh các đơn hàng, chúng tôi phải rút ngắn thời gian từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng. Trong đó, tập trung giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn và tìm cách loại trừ các thao tác không cần thiết, sắp xếp ngăn nắp cả trong văn phòng và nhà xưởng. Việc bố trí mặt bằng nhà xưởng và trang thiết bị hợp lý đã giúp chúng tôi giải quyết hầu hết các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh”, ông Chương cho biết.
Tiến sĩ Đặng Minh Trang cho rằng, một khi doanh nghiệp biết cách loại trừ bảy loại lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì cũng giống như cơ thể của một vận động viên không còn những tảng mỡ thừa. Khi cơ thể không còn lượng mỡ thừa sẽ rất khỏe mạnh, dẻo dai và bền bỉ.
Công ty Vĩnh Khánh đặt kế hoạch doanh thu năm 2010 khoảng 500 tỉ đồng, tăng 100 tỉ so với năm ngoái. Hiện sản phẩm cáp mạng LAN của Vĩnh Khánh đã được xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản và sang năm 2011 sẽ tiếp tục chinh phục thị trường châu Mỹ.
_____________________________________________________________________________

(*) LEAN 6 Sigma là sự kết hợp có chọn lọc giữa hệ phương pháp giải quyết các vấn đề hiển thị (visible) và các vấn đề tiềm ẩn (invisible) được xem như là một xu thế mới trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ một cách phù hợp trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/37962/

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Làm việc ở nhà năng suất hơn

Nghiên cứu của đại học Harvard: Làm việc ở nhà năng suất và hạnh phúc hơn!


Một môi trường thoải mái sẽ giúp nâng cao năng suất và làm việc ở nhà sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn.


Làm việc ở nhà không phải là điều mới mẻ với rất nhiều quốc gia, nhất là giờ đây con người có thể kết nối với nhau thông qua mạng xã hội với rất nhiều hình thức (điện thoại thông minh, laptop...), home jobs hay công việc làm ở nhà đang dần trở nên phổ biến hơn.

Nghiên cứu cho thấy làm việc ở nhà còn năng suất và giúp tăng mức độ hạnh phúc hơn ở cơ quan

Thực tế, có cả một hệ thống làm việc tại nhà - Work at Home (WAH) mà trên 82 quốc gia đã ứng dụng mô hình này với 32 năm kinh nghiệm. Tại đó, bạn có thể tìm kiếm việc làm online ngay tại nhà, thậm chí gửi hồ sơ qua trang web mà không cần trực tiếp phỏng vấn.
Theo điều tra số liệu khảo sát của WAH trên toàn thế giới thì có tới 88% thành viên WAH cho là cách làm việc hiện nay vui hơn trước, 83% thành viên muốn duy trì việc này trong vòng ít nhất 5 năm nữa, 60% thành viên cho biết tình hình kinh tế cải thiện rất nhiều.
Nếu như công việc tại nhà thường bị cho là ít hiệu quả vì sự tự do thoải mái, không bị sếp "để ý" khiến nhiều người dễ bị sao lãng công việc vào các việc khác như xem tivi, làm việc nhà... Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Cardiff (xứ Wales) lại chỉ ra điều ngược lại.
Họ thậm chí làm việc với thời gian nhiều hơn ở công sở mà không bị gò bó vào thứ gọi là "giờ làm việc công sở" nên sẽ linh hoạt hơn về thời gian rất nhiều.
Nếu nghiên cứu cho thấy chỉ 24 % người làm việc ở công sở, cơ quan, xí nghiệp thường xuyên làm thêm giờ thì những người làm ở nhà, con số này lên tới 39%.
Hiện nay có tới hơn 4 triệu người dân Anh đang dành hơn một nửa thời gian làm việc của mình ở nhà, nghiên cứu khảo sát khoảng 15.000 người đang làm việc ở nhà trong các năm 2001, 2006 và 2012 trên trang khảo sát Skill and Employment Survey.
Giáo sư Alan Felstead của Đại học Cardiff về Khoa học Xã hội dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay: "Những người làm việc ở nhà thậm chí còn phải chứng minh bản thân nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn trước ông chủ của mình".
Một trang startup có tên TinyPulse (Mỹ) sau khi khảo sát 509 người làm việc full - time tại nhà ở Mỹ cùng còn chỉ ra những người làm việc ở nhà sẽ có cảm giác hạnh phúc hơn (7,75 điểm trên thang điểm 10, còn người làm việc ở văn phòng thấp hơn, 6,69 điểm).
Đồng thời chỉ ra có tới 91% người làm việc ở nhà đạt năng suất hơn so với làm việc ở văn phòng. Năm 2015, nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho thấy kết quả tương tự về năng suất và mức độ hạnh phúc.
Bài viết được dịch từ các nguồn:
Dailymail.co.uk, Hbr.org, Inc.com, Sciencealert.com, Nydailynews.com, Tramtuoi.com.
Theo Hoa Hướng Dương

Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Bí quyết lập kế hoạch


Nếu biết thủ thuật toán học này khi lập kế hoạch, cơ hội thành công của bạn sẽ tăng gấp 3

Heidi Grant Halvorson, nhà tâm lý học xã hội và phó giám đốc trung tâm Khoa học Động lực tại trường đại học Columbia cho biết bằng cách áp dụng phương trình này khi lên kế hoạch, bạn sẽ có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống và công việc.


Thủ thuật toán học được áp dụng khi lên kế hoạch đó chính là câu lệnh “nếu – thì” và “chứng minh”. Heidi Grant Halvorson, nhà tâm lý học kiêm phó giám đốc Trung tâm Khoa học động lực của trường Đại học Columbia cho biết công thức trên đòi hỏi bạn phải đặt ra những giả thuyết khi lên bất cứ kế hoạch nào và kết quả có thể nhận được. Qua đó, bạn sẽ phải liệt kê các bước và có thể thực hiện kế hoạch đó nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đây cũng là một trong những thủ thuật chung đặc biệt được bộ ba nhà lãnh đạo huyền thoại Steve Jobs, Bill Gates và Richard Branson sử dụng khi lập kế hoạch. Trong cuốn sách “9 Điều khác biệt của người thành công”, tác giả Halvorson cũng đưa ra những bằng chứng cụ thể về việc lập kế hoạch với thủ thuật toán học “nếu – thì”:
- Nếu tôi chưa viết xong báo cáo trước giờ ăn chưa, thì tôi sẽ làm việc này đầu tiên khi tôi trở lại phòng làm việc
- Nếu tôi bị các đồng nghiệp làm phiền, thì tôi sẽ dành ra 5 phút để trò chuyện với họ và quay trở lại tập trung làm việc.
- Nếu đến 6 giờ tối, thì tôi sẽ dành thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ tập thể dục trong phòng gym của công ty trước khi về nhà.
Giáo sư Grant Halvorson cũng giải thích trên tạp chí “Những tiến bộ trong tâm lý học thử nghiệm”, việc lên kế hoạch theo công thức “nếu – thì” cho phép bạn quyết định trước “khi nào” và “ở đâu” sẽ có những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu của mình. Đó là lý do vì sao những kế hoạch được lập theo cách này luôn kích thích bạn hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn, tăng gấp đôi hoặc gấp 3 cơ hội thành công trong mọi lĩnh vực.
“Mong muốn có năng suất cao là không đủ để trở thành động lực cho bạn thực hiện năng suất cao hơn. Thêm vào đó, bạn cần phải có những thói quen quản lý thời gian và lên kế hoạch cho cụ thể cho từng công việc trong cuộc sống, nắm bắt mọi cơ hội thì mới có khả năng thành công cao hơn những người khác”, giáo sư Grant Halvorson chia sẻ.
Kiểu lập kế hoạch theo logic toán học này vừa chỉ ra mục tiêu rõ ràng bạn cần phải hoàn thành lại vừa là thủ thuật đánh lừa não bộ giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn. Bởi vì, nó mô tả khả năng não bộ tạo ra liên kết giữa các sự kiện khác nhau để chuẩn bị phản ứng với sự kiện tiếp diễn sẽ xảy ra.
Một khi bạn đã xây dựng kế hoạch theo công thức “nếu - thì”, não bộ vô thức bắt đầu quét các dữ liệu và tình huống trong kế hoạch (mệnh đề: nếu). Và khi não bộ đã quyết định chính xác được công việc bạn cần làm và giả định kết quả (mệnh đề: thì), bạn sẽ thực hiện kế hoạch đó mà không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức về nó hoặc lãng phí thời gian để cân nhắc nên làm việc gì tiếp theo.
Lên kế hoạch theo cách này cũng giúp bạn đưa ra được những giả thuyết rủi ro trước và tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng khi phải đối mặt với vấn đề khó khăn.

Nguyễn Linh
Theo Trí thức trẻ/CNBC